This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Nhà thu nhập thấp: DN thi nhau xây, dân thi nhau trả



Trong lúc các doanh nghiệp ồ ạt xin chuyển đổi dự án sang nhà thu nhập thấp, hệ thống ngân hàng thì viện dẫn nguyên nhân do thiếu nguồn cung nhà ở xã hội nên việc giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ bị chậm trễ, tuy nhiên, tìm hiểu thực tế tại một số dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội đã đưa vào sử dụng, tình trạng ế ẩm đang khiến các chủ đầu tư không khỏi đau đầu.
Trái ngược với tình trạng người dân chen nhau nộp hồ sơ đăng ký mua trước đây, giờ đây những dự án này đang ế, vắng khách mua. Một vấn đề đáng lưu tâm hơn nữa là, xuất hiện tình trạng nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà gần đây bỗng dưng... xin trả lại nhà.
Ồ ạt xin trả nhà
Dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông) do Công ty CP Bêtông Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) làm chủ đầu tư. Thời điểm này dự án đã bàn giao nhà và đưa vào sử dụng 3 tòa chung cư cao 19 tầng, với hơn 860 căn hộ. Tiếp nối thành công từ dự án thí điểm nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) nên dự án Kiến Hưng của Vinaconex Xuân Mai cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm.
Tìm hiểu từ Vinaconex Xuân Mai, đơn vị chủ đầu tư thì mặc dù đã bàn giao nhà từ đầu năm 2013 đến nay nhưng số người dọn đến ở mới chưa đầy 80%. Việc nhiều khách hàng chậm đến nhận bàn giao nhà, vào ở còn có thể giải thích được vì nhiều lý do như kiêng kị, ổn định công việc, chỗ học hành của con cái… Tuy nhiên, từ khi bàn giao nhà đến nay đã có nhiều khách hàng làm đơn xin trả lại nhà, thanh lý hợp đồng.

Nhiều khách hàng làm đơn xin trả lại nhà dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông).

Theo thông tin từ chủ đầu tư, tính tổng số những khách hàng làm đơn xin trả lại nhà, thanh lý hợp đồng tại dự án Kiến Hưng này từ trước tới nay là trên 30 người. Tìm hiểu thực tế tại 3 tòa nhà chung cư tại dự án Kiến Hưng thì hiện có 7 hộ đã trả lại nhà, thanh lý xong hợp đồng và các căn hộ này còn trống chưa có người mua thay thế, còn số người đã làm đơn xin thanh lý hợp đồng là khá nhiều.
Chị Nguyễn Thị Ly, cán bộ quản lý của chủ đầu tư tại khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng cho biết, lý do được khách hàng đưa ra chủ yếu là do kinh tế khó khăn, không đủ khả năng chi trả. “Chủ đầu tư cũng đang cố gắng hết sức mình để tạo điều kiện như giãn tiến độ nộp tiền cho khách hàng để khách hàng có đủ thời gian xoay xở. Thậm chí, chúng tôi còn phải đến tận nhà nhiều khách hàng để động viên họ cố gắng bởi nếu thanh lý hợp đồng thì trong bối cảnh thị trường bất động sản điêu đứng như hiện nay, số căn hộ đó chủ đầu tư muốn bán cũng không dễ dàng gì bởi không có người mua. 7 căn hộ mà khách hàng trả lại còn trống, chúng tôi đã thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khá lâu nhưng vẫn chưa có khách mua”.
Trả lại nhà vì sống biệt lập, thiếu cơ sở hạ tầng
Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai cho biết, những trường hợp chưa nhận nhà mà trả lại phải nộp phạt 5% tiền theo giá trị hợp đồng mua nhà, nhưng công ty chỉ phạt theo giá trị hợp đồng đóng tiền mua nhà đợt 1, vào khoảng 11 triệu đồng. Hầu hết các trường hợp xin thanh lý hợp đồng đều chỉ đưa ra một nguyên nhân chung chung là đủ khả năng tài chính và chấp nhận nộp phạt.
Qua khảo sát của phóng viên, thực tế các căn hộ đã hoàn thiện tại khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng được chủ đầu tư xây dựng với chất lượng khá tốt, các loại trang thiết bị nội thất của căn hộ cũng là những thiết bị chất lượng cao. Đây chắc chắn sẽ là căn nhà mơ ước với rất nhiều người thu nhập thấp đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở. Không lẽ nào, những người đang có khó khăn về nhà ở mua được rồi lại nhất quyết xin… trả lại? Một người trả lại nhà nói với chúng tôi: Một vấn đề khá quan trọng nữa là do hạ tầng dự án chưa hoàn thiện, khó khăn cho việc sống và sinh hoạt của cư dân. Ba tòa nhà cao tầng nằm biệt lập với bốn bề là ruộng lúa, không trường học, không chợ, không đèn đường… Đó là vài nét chấm phá về hạ tầng của dự án hiện tại, không như quảng cáo ban đầu là “một khu nhà ở văn minh, hiện đại”. Khi dọn về ở, người dân mới giật mình bởi cuộc sống biệt lập, thiếu thốn.
Chị Trần Ngọc Hoa, cư dân ở đây tâm sự, hằng ngày chị phải đưa con về tận nơi ở cũ ở Thanh Xuân để học, chợ búa cũng phải đi rất xa, may đợt này cũng đã có một vài người vào khu vực này buôn thúng bán mẹt nên đỡ phải đi xa hơn, còn buổi tối thì rất ngại đi ra ngoài, chỉ khi có việc thực sự cần mới dám đi bởi đường sá tối tăm mà lại quá vắng vẻ.
Tìm hiểu thực tế tại khu nhà Kiến Hưng này, không chỉ người chưa nhận nhà xin trả lại, khá nhiều người đã sở hữu được căn hộ thu nhập thấp, đã vào ở cũng muốn bán lại nhà. Tuy nhiên theo quy định, nếu bán lại phải bán cho chủ đầu tư, nên không ít người đã “bán chui”. Tất nhiên, mua bán kiểu này chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì trên danh nghĩa, chủ sở hữu vẫn mang tên chủ cũ.
Theo một cán bộ quản lý của chủ đầu tư tại đây thì những trường hợp “bán chui”, cho thuê mướn lại căn hộ rất khó kiểm soát. Cơ quan chức năng, Công an phường Kiến Hưng cũng thường xuyên kiểm tra nhưng với việc “lách” bằng lý do cho ở nhờ thì rất khó cho cơ quan chức năng có thể xử lý. Còn đối với đơn vị quản lý thì hằng tháng tiền điện, tiền nước, tiền phí vẫn là tên chủ đứng tên nộp thì cũng không thể xử lý được

Tiết lộ "động trời" của một chủ dự án ở Hà Nội



Tuy nhiên, sau đó ông Toàn vẫn băn khoăn bởi ông Thành tiếp tục yêu cầu Cty Toàn Thắng phải tiếp tục đầu tư những khoản tiền không hợp pháp và không hợp lý. Trong khi đó, tại Quyết định số 3328/QĐ-UBND, ngày 22/8/2007, do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Phí Thái Bình ký, ghi rõ điều kiện, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia dự án là phải: “Có tư cách pháp nhân; Có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại; Có tiềm lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác chợ...”. Theo chính lời ông Thành và căn cứ vào hồ sơ, thì Cty Thái Thịnh mới thành lập hơn 1 năm, Dự án Chợ Kim Nỗ là dự án đầu tiên Cty tham gia, năng lực chuyên môn không có, vốn liếng cũng không, phải chèo kéo Cty Toàn Thắng tham gia góp vốn tới 60%.
Ông Nguyễn Văn Toàn đã vô cùng ngạc nhiên khi biết thông tin này. Chỉ đến lúc này ông Toàn mới ngớ ra khi hiểu rằng Hợp đồng hợp tác cùng góp vốn đầu tư để xây dựng và quản lý, khai thác kinh doanh Chợ Kim Nỗ, được ký giữa 2 Cty với tỷ lệ góp vốn của Cty Toàn Thắng chiếm tới 60% nhưng không được ông Thành đưa vào hồ sơ dự thầu Dự án Chợ Kim Nỗ. Có nghĩa là Cty Toàn Thắng không có danh nghĩa pháp lý gì đối với Dự án Chợ Kim Nỗ. Trên thực tế, trong quá trình triển khai dự án, Cty Thái Thịnh đã tự ý quyết định và đưa ra yêu cầu các khoản chi phí, dù là bất hợp pháp, để bắt Cty Toàn Thắng phải chấp nhận, nếu không thì dọa sẽ chấm dứt hợp đồng.
Đến đây, dấu hiệu lừa đảo doanh nhân định cư ở nước ngoài trong hoạt động đầu tư Dự án Chợ Kim Nỗ của ông Khuất Duy Thành đã rõ. Tất nhiên, hành vi phạm pháp của ông Thành không chỉ có thế./.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Khó kiếm nhà, đất ưng ý với 1 tỷ đồng



Cho đến thời điểm hiện tại, dù giá chung cư đã giảm trung bình 30% so với năm 2010 nhưng cầm 1 tỷ trong tay chị Nhàn, nhân viên của một công ty viễn thông ở Hà Nội vẫn chưa thể tìm mua được căn hộ nào ưng ý.

“Khi tìm hiểu hàng chục dự án BĐS giá rẻ tầm 1 tỷ đang mở bán từ 10-15 triệu đồng/m2 ở khu vực xa trung tâm, gia đình chị vẫn chưa mua được, bởi bầu hết các dự án mới trong giai đoạn góp vốn hoặc mới xây dựng phải 2-3 năm mới bàn giao nhà. Còn nếu mua nhà ở xã hội thì chúng tôi phải chứng minh nhiều thứ như giấy tờ, mức thu nhập thấp… thủ tục rất loằng ngoằng”, chị Nhàn nói.
Đó là đối với phân khúc căn hộ chung cư, còn với phân khúc nhà đất thổ cư, tuy giá đất đã giảm so với cách đây 1-2 năm nhưng tại một số khu vực gần nội thành như Tây Mỗ, Đại Mỗ, Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông... giá đất vẫn ở mức cao là 30-40 triêu đồng, thậm chí có khu vực còn là 50 triệu/m2.
Như vậy, với 1 tỷ đồng, người tiêu dùng sẽ chỉ mua được một mảnh đất chừng 20 đến 35m2. Và nếu mua nhà đất thổ cư, muốn ở ngay thì phải lo thêm một khoản vài trăm triệu tiền xây dựng nhà. Như vậy chi phí có thể lên đến1,5 tỷ. Tuy nhiên, đó là đất ven đô, còn đất nội đô, thì với giá 1 tỷ, người tiêu dùng khó có thể tìm mua được đất.

Thực tế cho thấy, tuy giá đất ven đô đã giảm song do vị trí ở xa trung tâm, đi lại không thuận tiện cho nhiều gia đình trẻ. Thế nên hầu hết họ đều chọn phương án đi thuê nhà ở khu vực trung tâm.
Có thể thấy, với tầm tiền 1 tỷ, việc mua đất nền hay các căn hộ chung cư thương mại đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Vậy nên nhiều người đã nghĩ đến phương án mua chung cư mini. Bởi trong tất cả các phân khúc nhà ở, thì chung cư mini vừa có giá tiền phù hợp, vừa có thể dọn đến ở ngay được.
Tuy nhiên, do tính pháp lý của chung cư mini chưa được đảm bảo, thêm vào đó là diện tích nhà ở quá nhỏ, các dịch vụ, tiện ích công cộng tại các khu dân cư không đồng bộ nên đã khiến nhiều người e ngại.
Sau hai năm liên tục giảm sút, giá nhà đất được giới chuyên gia đánh giá là đã chạm “đáy”, lợi thế trên thị trường đang nghiêng về phía người tiêu dùng. Nhưng có lẽ, việc mua nhà đất thời thị trường ở “đáy” như hiện tại, dường như chỉ dễ với những ai có điều kiện tài chính dồi dào. Còn với những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, thì việc tìm mua cho mình một sản phẩm nhà đất ưng ý, có giá dưới 1 tỷ đồng vẫn còn là điều vô cùng khó khăn.
 

Bán đất khống, lấy tiền thật

Không có đất để thực hiện dự án ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nhưng ông Phạm Mạnh Cường - Giám đốc Cty TNHH thương mại và dịch vụ TST, có trụ sở tại số 16K2 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội - vẫn ký hợp đồng vay vốn đầu tư để nhận tiền của rất nhiều người với lời cam kết: Sẽ “trả bằng sản phẩm của dự án”.

Sự việc vỡ lở, nhưng Cty này đã chiếm luôn số tiền của những người đã góp vốn cho dự án. Cty TST có dấu hiệu lừa đảo thông qua màn kịch góp vốn đầu tư BĐS.

Vẽ dự án “ma”

Lợi dụng việc đang thi công hạ tầng cho dự án nhà ở của một đơn vị thuộc Bộ Công an, lãnh đạo của Cty TST đã “mạo nhận” là đối tác liên kết với cơ quan này của Bộ Công an để triển khai giai đoạn 2 của dự án. Theo đó, TST sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng, phân phối sản phẩm trong sơ đồ của dự án gồm 327 căn liền kề, nhà vườn... với lô đất diện tích nhỏ nhất là 80m2/căn. Và với tấm sơ đồ trên giấy nói trên, cùng cái “mác” là đối tác của cơ quan thuộc Bộ Công an, TST đã lôi được hàng loạt người “sập bẫy” vào dự án “ma” này.

Theo đó, ông Phạm Mạnh Cường- là Giám đốc Cty TST- đã ký hàng loạt “hợp đồng vay vốn đầu tư” của hàng trăm cá nhân theo hình thức: Cty TST vay vốn các cá nhân lãi suất 1%/tháng để đầu tư vào dự án xây dựng nhà ở tại Vân Canh theo từng ô số tại các lô đất mà TST vẽ trong sơ đồ với thời gian vay một năm. Đến hạn thanh toán, TST sẽ trả bằng sản phẩm của dự án bằng mảnh đất mà khách hàng đã đầu tư được ghi cụ thể vị trí sơ đồ trong hợp đồng, hoặc Cty sẽ trả lại tiền cả gốc và lãi một lần.

Sau khi hợp đồng được ký, khách hàng phải nộp ngay cho TST 50% giá trị hợp đồng. Theo các hợp đồng mà chúng tôi được biết, mỗi một ô đất trong sơ đồ, khách hàng đã nộp cho TST gần 1,5 tỉ đồng. Như vậy, với 327 ô đất trong sơ đồ, ông Giám đốc TST đã huy động được số tiền hơn 480 tỉ đồng.

Đến hẹn thanh lý hợp đồng và trả đất cho khách như đã cam kết, lãnh đạo TST nại ra lý do: Cty đang còn chờ phê duyệt dự án; điều chỉnh dự án... nên lúc này không thể có sản phẩm là các ô đất trả cho khách hàng.


Khu đất TST đang thi công tại Vân Canh không phải là dự án nhà liền kề mà Cty này ký hợp đồng vay vốn đầu tư. Ảnh: Công Thắng

Thực tế, TST không hề có đất để thực hiện dự án như cam kết, bởi ngoài tấm sơ đồ đất photocopy giao cho khách hàng, Cty TST không đưa ra được cho khách hàng một văn bản hay hồ sơ tài liệu nào chứng tỏ được giao đất thực hiện dự án nêu trên.

Làm việc với Cty TST về các vấn đề nêu trên, lãnh đạo Cty đều từ chối trả lời và đẩy hết trách nhiệm cho ông Giám đốc Phạm Mạnh Cường, nhưng ông Cường không lúc nào có mặt tại trụ sở, còn gọi vào các số máy điện thoại của ông Cường chỉ thấy đổ chuông và không trả lời.

Để xác định TST có đất thực hiện giai đoạn 2 của dự án như đã nêu, chúng tôi tìm đến xã Vân Canh. Phía chính quyền địa phương khẳng định, Cty TST không có đất để thực hiện dự án như họ đã nói, mà chỉ đang thi công hạ tầng cho tập thể một đơn vị của Bộ Công an. Do đang còn thiếu tiền, dự án này chưa được kết nối đường sá, hệ thống thoát nước của khu vực liền kề.

Tìm đến bãi đất mà Cty TST đang thi công nằm kề bên cổng nghĩa trang của xã Vân Canh, các nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, TST chỉ có một dự án duy nhất ở khu vực này và đã ngừng thi công từ lâu vì không có kinh phí, TST không hề có lô đất nào để lập dự án 327 căn nhà liền kề, nhà vườn... trên địa bàn xã Vân Canh.

… Quỵt tiền hay lừa đảo?

Chiếm dụng hàng trăm tỉ đồng tiền đầu tư của khách hàng mà không có đất để trả như cam kết trong “hợp đồng vay vốn đầu tư”, Giám đốc TST Phạm Mạnh Cường đã ký hàng loạt biên bản thanh lý hợp đồng cam kết trả lại tiền cho khách từ giữa tháng 4.2012. Ngay sau đó, ông Cường lại xin các khách hàng cho lùi thời hạn đến ngày 30.8.2012 vì lý do “khó khăn về kinh doanh, không có khả năng chi trả...”.

Trước tình cảnh này, các nhà đầu tư chỉ còn biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà chờ đợi. Tuy nhiên, đó chỉ là lời hứa của ông Giám đốc TST, bởi đã thêm gần một năm chiếm dụng tiền của các nhà đầu tư, đến nay TST vẫn chưa trả tiền cho khách hàng mua “đất ảo”.

Trong đơn tố cáo gửi tới Báo Lao Động, nhiều khách hàng cho biết, họ đã bỏ cả công ăn việc làm để đến “ăn chực nằm chờ” ở văn phòng Cty TST để đòi tiền, nhưng các nhân viên ở đây đều có một cách trả lời rất giống nhau: “Cty không có tiền, đấy là trách nhiệm của giám đốc Cường”. Còn nếu may mắn “túm” được ông Giám đốc Phạm Mạnh Cường thì cũng chỉ được nghe lời hứa: “... đang bị đơn vị ở Bộ Công an nợ tiền, đòi được thì trả...”.

Vậy hàng trăm tỉ đồng mà TST huy động của khách hàng đang ở đâu? Tại sao TST không trả được số tiền cho khách hàng mà họ đã huy động, hay đây lại là một “chiêu trò” lừa đảo trên thị trường BĐS? Đây là việc cần các cơ quan chức năng làm rõ để tránh hiện tượng lợi dụng việc mang danh cơ quan bảo vệ pháp luật để lừa đảo!

http://nhahanoi.vn/news-detail-11-8642-ban_dat_khong,_lay_tien_that.html


Dự án B5 Cầu Diễn: Tiết lộ từ cán bộ ngân hàng

Dự án B5 Cầu Diễn: Tiết lộ từ cán bộ ngân hàng

Nhiều trường hợp khách hàng được Công ty Housing Group hứa trả tiền bằng văn bản rồi... im lặng với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.

Sau khi đăng tải thông tin về "Dự án chung cư B5 Cầu Diển: Phát lộ “khối u” khủng”, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều thông tin phản hồi từ đối tác, khách hàng của dự án này, trong đó có những người là cán bộ ngân hàng.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) đã lần lữa, thất hẹn trả nợ của khách hàng mỗi người hàng trăm triệu đồng.

Theo ông Trần Văn H, cán bộ của Ngân hàng V – đồng thời là một khách hàng góp vốn vào dự án này, ông H đã rất nhiều lần đến trụ sở Công ty Housing Group tại Km 19, Đại lộ Thăng Long, KCN Thạch Thất, huyện Quốc Oai, Hà Nội để gặp Tổng giám đốc Công ty là bà Châu Thị Thu Nga để yêu cầu rút vốn, nhưng bà Nga đều tìm cách từ chối không gặp.


Hiện trạng dự án Chung cư B5 Cầu Diễn đang làm phiền lòng không ít khách mua nhà

Ông H cho biết, theo thỏa thuận vay vốn số 797/TTVV ký ngày 16/9/2011 giữa Houngsing Group với ông Trần Văn H, Housing Group vay của ông này số tiền là 371.250.000 đồng trong thời gian 12 tháng với lãi suất 0,6%/tháng/số dư nợ cho vay và không thay đổi trong suốt thời gian vay để đầu tư xây dựng Dự án B5 Cầu Diễn.

Từ thời điểm ngày 9/11/2012 (khi hợp đồng góp vốn đáo hạn), ông H đã rất nhiều lần có công văn gửi Công ty Housing Group đề nghị rút vốn theo thỏa thuận đã ký nhưng yêu cầu của ông H không được đáp ứng.

Trước yêu cầu rút vốn hết sức gắt gao từ phía khách hàng Trần Văn H, ngày 28/1/2013, Housing Group cử ông Đinh Phúc Tiếu – Phó Tổng giám đốc làm việc với khách hàng để thống nhất trả nợ vay theo Thỏa thuận vay vốn số 797/TTVV ký ngày 16/9/2011 giữa Houngsing Group với ông Trần Văn H.


Dù hợp đồng vay vốn đã đáo hạn, Housing Group vẫn giữ của khách hàng số tiền nhiều tỷ đồng

Theo Biên bản làm việc số 50/BBLV – HS giữa ông Đinh Phúc Tiếu – Phó Tổng giám đốc Housing Group và ông Trần Văn H ngày 28/1/2013, Housing Group đồng ý hoàn trả tiền vay cho ông H thành 2 lần.

Lần 1, thời gian là ngày 20/3/2013 với số tiền gốc là 200 triệu đồng chẵn.

Lần 2 là ngày 4/4/2013 với số tiền gốc là 171.250.000 đồng và số tiền lãi (tính từ ngày 16/9/2011 đến ngày 16/3/2013 trên tổng số tiền vay) là 40.095.000 đồng.

Trong khoảng thời gian từ ngày thanh toán lần 1 đến thanh toán lần 2, nếu Housing Group đã hoàn thành xong và có hồ sơ thông báo thể hiện việc hoàn thành hạng mục nền móng các tòa nhà trong công trình “Khu chung cư B5 – thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm, Hà Nội” để cung cấp cho khách hàng Trần Văn H, 2 bên sẽ thỏa thuận ký hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án này và giá mua bán sẽ không cao hơn 14,5 triệu đồng/m2 (bao gồm cả VAT).

Đến ngày 13/5/2013, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất là bà Châu Thị Thu Nga tiếp tục ký Công văn số 161/2013 – CV – HS gửi ông Trần Văn H, hứa hoàn trả lại số tiền góp vốn theo Thỏa thuận số 797/TTVV theo lịch trình là: từ ngày 27/5/2013 đến ngày 31/5/2013, Công ty Housing Group thanh toán 200 triệu đồng; từ ngày 10/6 đến ngày 15/6/2013, Housing Group sẽ thanh toán cho khách hàng này toàn bộ số tiền gốc và lãi còn lại, tính đến ngày 1/6/2013.

Thỏa thuận là như vậy, nhưng phải đến ngày 7/6/2013, ông H mới nhận được số tiền thanh toán là 100 triệu đồng, tương đương một nửa số tiền cam kết thanh toàn lần 1.

Toàn bộ số tiền gốc còn lại (271.250.000 đồng) và tiền lãi (46.725.550 đồng) theo hợp đồng góp vốn của ông H với Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất, đến nay Housing Group vẫn từ chối hoàn trả cho khách hàng.

Ông H cũng cho biết, trường hợp bị Công ty Housing Group “delay” thanh toán không chỉ có mình ông, mà có hàng chục khách hàng khác cũng có tình cảnh tương tự.

“Điều này có hai khả năng. Một là, Hosing Group có tiền nhưng cố tình không hoàn trả khách hàng theo hợp đồng; Hai là, tình hình tài chính của Hosing Group đang không ổn?”, ông H, lo lắng.

http://nhahanoi.vn/news-detail-11-8637-du_an_b5_cau_dien_tiet_lo_tu_can_bo_ngan_hang.html

Chỉ có 7 doanh nghiệp BĐS niêm yết vay vốn gói 30.000 tỷ đồng



Theo danh mục 59 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay vốn từ gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng do Bộ Xây dựng vừa công bố, chỉ có 7 dự án do các doanh nghiệp niêm yết làm chủ đầu tư.

Theo đó, các doanh nghiệp này bao gồm CTCP Chương Dương (mã CDC), CTCP Địa ốc Đà Lạt (DLR), CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC), CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), CTCP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18 – L18), CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị sông Đà (SDU), CTCP Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp sông Đà (SJS).

ITA là 1 trong số 15 dự án đăng ký vay vốn (đợt 1) trước khi ban hành Nghị quyết 02 ngày 7/1/2013 cho dự án Nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp Tân Tạo với tổng mức đầu tư 192 tỷ đồng.

Dự án đã khởi công năm 2009 dự kiến hoàn thành trong năm 2013, tuy nhiên đến nay mới hoàn tất xây dựng phần móng công trình và tạm ngừng thi công vì thiếu vốn. Dự án này được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay 60 tỷ đồng.

CDC cũng là một trong các doanh nghiệp có dự án nhà ở xã hội đăng ký vay vốn trước khi ban hành Nghị quyết 02. Dự án của CDC là Khu nhà ở thu nhập thấp Trường Thọ (giai đoạn 1) được khởi công năm nay và dự kiến hoàn thành vào 2015. Tổng mức đầu tư của dự án là 427 tỷ đồng, CDC có nhu cầu vay 180 tỷ tuy nhiên Bộ Xây dựng chỉ đề xuất 120 tỷ đồng.


Chỉ có 7 doanh nghiệp BĐS niêm yết vay vốn gói 30.000 tỷ đồng

Trong khi đó, mức mà HQC được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay lên tới 200 tỷ đồng. Dự án của HQC là Khu chung cư CC1 có tổng mức đầu tư 1.350 tỷ đồng, xây dựng trong năm nay và dự kiến hoàn thành vào 2015. Dự án này nằm trong danh mục các dự án xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội.

Licogi 18 với dự án khu nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp, khởi công trong năm nay, hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, dự kiến hoàn thành năm 2015. Tổng mức đầu tư 200 tỷ và đã được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay một nửa là 100 tỷ đồng.

Dự án nhà ở xã hội tại lô CT8, thuộc khu đô thị Nam An Khánh của Sudico cũng nằm trong danh mục với đề xuất cho vay của Bộ Xây dựng là 200 tỷ đồng. Dự án này có tổng mức đầu tư 956 tỷ đồng, khởi công 2013 và dự kiến hoàn thành năm 2015.

CTCP Địa ốc Đà lạt (HNX: DRL) với dự án nhà ở cho người thu nhập thấp – khu chung cư Ngô Quyền, cũng có nhu cầu vốn ở mức 49 tỷ đồng (trên tổng mức đầu tư 78 tỷ) nhưng chỉ được Bộ Xây dựng cho phép vay 30 tỷ đồng.

Xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, dự án khu nhà ở cao tầng Đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú của SDU được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay 200 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 711 tỷ đồng. Hiện tại, SDU đang xin cơ cấu căn hộ từ 174 căn lên 544 căn.

Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, sẽ có 5.677 tỷ đồng được giải ngân cho 59 dự án nhà ở xã hội đăng ký vay vốn trong đợt 1 và đợt 2.

http://nhahanoi.vn/news-detail-11-8636-chi_co_7_doanh_nghiep_bds_niem_yet_vay_von_goi_30_.html

500.000 căn hộ chung cư vẫn chờ... sổ đỏ

Hành trình xin cấp sổ đỏ của hơn 500.000 căn hộ chung cư tại Hà Nội đã bị “ách” lại vì chưa có hướng dẫn cụ thể.

Ngàn lý do bị từ chối cấp sổ đỏ
Công ty cổ phần Đầu tư HUD3 đầu tư 480 căn hộ và 16 căn biệt thự tại Dự án Khu chung cư Happy House Garden và đã bàn giao căn hộ từ cuối năm 2010.
Hơn 3 năm trôi qua, đến thời điểm này, dù 100% số hộ dân đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, HUD3 cũng đã nỗ lực hết sức trong việc tiếp cận xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng đến nay vẫn chưa thể có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cho các hộ dân.
Ông Phan Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT HUD 3 cho biết, trong quá trình phát triển Khu đô thị Việt Hưng mà chủ đầu tư là Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD), có 2 ha được chuyển cho công ty thành viên là Công ty HUD 3 (còn gọi là nhà đầu tư thứ phát).
Sau đó, 2 ha này được hợp tác đầu tư với một doanh nghiệp thứ 3 và doanh nghiệp này đứng ra ký hợp đồng mua bán với người dân. Nhưng khi dự án chưa hoàn thành, doanh nghiệp thứ 3 này đã xin rút, không tham gia đầu tư nữa.
Như vậy, tất cả các giao địch trên không sai về luật, nhưng việc bên thứ 3 xin rút giữa chừng lại chưa hề có trong quy định về cấp sổ đỏ.
Tại Dự án Khu đô thị Vân Canh, Tổng công ty HUD đã đóng được 483 tỷ đồng trên tổng cộng 843 tỷ đồng tiền sử dụng đất của cả Dự án. Trong số này, có 317 tỷ đồng là số tiền cho việc triển khai đầu tư cho giai đoạn I của Dự án, 66 tỷ đồng đã đóng cho giai đoạn II.
Tuy nhiên, đến nay, do vướng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, HUD chưa thể triển khai tiếp, mặc dù đã ứng tiền giải phóng mặt bằng cũng như đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Vì lý do đó, Tổng công ty HUD chưa hoàn thành số tiền 843 tỷ đồng của cả Dự án, nên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Bách, Phó tổng giám đốc Tập đoàn HUD cho biết thêm, Dự án Khu đô thị Việt Hưng và Khu đô thị Pháp Vân do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đã hoàn thành và bàn giao nhà ở, nhưng nhiều căn hộ ở đây vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Chủ đầu tư đã nộp đầy đủ tiền sử dụng đất, nhưng chưa nộp tiền chênh lệch giữa giá bán nhà và giá bảo toàn vốn của chủ đầu tư, vì không xác định được mức giá chênh lệch để nộp tiền.
Tuy nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hướng dẫn.
Một ví dụ khác là hơn 170 hộ dân sống tại Chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, do Công ty Thương mại và Du lịch tổng hợp Thăng Long GTC (Thăng Long GTC) làm chủ đầu tư.
Người dân đã được bàn giao nhà từ năm 2007, nhưng khi mang hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký nhà đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) làm sổ đỏ thì bị từ chối với lý do chủ đầu tư chưa hoàn thành hồ sơ pháp lý và nghĩa vụ với Nhà nước...

Happy House Garden, một trong hàng trăm khu chung cư
đang mòn mỏi chờ sổ đỏ. (Ảnh: H.T)
90% chung cư chưa được cấp sổ đỏ
Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội cho thấy, hiện có trên 90% dự án chung cư, khi đô thị đã bàn giao nhà, nhưng người dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ, thậm chí cả với những dự án đã làm đúng thủ tục quy định.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, có nhiều lý do khiến người dân chưa được cấp sổ đỏ, chủ yếu là do chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, sai so với giấy phép xây dựng, chủ đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy hoạch, thay đổi hệ số sử dụng đất, quy mô công trình..., nên chiểu theo quy định hiện hành thì chưa thể cấp sổ đỏ cho người mua nhà.
Còn ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ phân loại cụ thể sai phạm, vướng mắc trong từng dự án. Với dự án nào ít vướng mắc, có thể tiến hành cấp ngay sổ đỏ cho người dân.
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc, dự án nhà nào sai phạm ở đâu sẽ dỡ bỏ ở đấy, chủ đầu tư sai phạm sẽ bị xử lý.
Trong đó, việc đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà là quan trọng nhất. Khoảng 80% trường hợp gặp vướng mắc tại Hà Nội có thể được cấp sổ đỏ.
Mới đây nhất, ngày 20/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các vướng mắc liên quan đến việc cấp sổ đỏ trên phạm vi cả nước.
Nếu những đề xuất trên được Chính phủ đồng ý và cho phép triển khai tại các địa phương, hy vọng rằng, hàng triệu hồ sơ đang chờ cấp sổ đỏ của người dân sẽ được giải quyết, chấm dứt những nhọc nhằn, phiền toái mang tên “cấp sổ đỏ”.

http://nhahanoi.vn/news-detail-11-8635-500_000_can_ho_chung_cu_van_cho____so_do.html

 
div id='ads-left'>