This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Luật thuế nhà, đất: Mấy vấn đề cần minh định từ đầu

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, dự án Luật Thuế nhà, đất được chính thức trình cho Quốc hội. TBKTSG giới thiệu bài viết sau của một chuyên gia về thuế như một ý kiến góp ý cho dự thảo luật thuế này.

1. Theo dự thảo Luật Thuế nhà đất, thuế nhà chỉ thu vào nhà ở, không thu vào nhà sản xuất kinh doanh (SXKD). Cần giải thích ngay lý do, nếu không muốn người nộp thuế cho là bất công, vì nhà ở hay nhà SXKD đều là tài sản (hay vốn) tích lũy từ thu nhập sau thuế, có khi cả đời người.

Thuế nhà ở điều tiết thu nhập sau thuế chăng? Trong quá trình sử dụng, nhà ở và nhà SXKD đều hao mòn. Muốn bảo tồn, phải sửa chữa, tái tạo. Làm việc này, doanh nghiệp có tiền khấu hao, còn người dân không khấu hao được cho ai, đành xuất tiền túi. Thế mà bị đánh thuế!

2. Nhà ở phải nộp thuế, nhà SXKD thì không. Vậy trước hết phải phân định tách bạch hai loại nhà này.

Nghe qua tưởng dễ, song thực tế không như vậy. Vấn đề là ở chỗ sự phân định không phải căn cứ vào hình dạng và công dụng vật chất, mà căn cứ vào công dụng kinh tế của ngôi nhà, tức là căn cứ vào việc sử dụng nhà (để ở hay để SXKD, gồm cả cho thuê) của chủ nhà.

Trong một chung cư, các căn hộ tất nhiên giống nhau về hình dạng, cũng như giống nhau về công dụng vật chất (để ở), nhưng một số căn có thể được chủ đầu tư bán cho người mua để ở, một số căn khác, chủ đầu tư (hoặc những người đã mua nhưng chưa ở) lại cho thuê. Công dụng vật chất của tất cả các căn đều là để ở, nhưng công dụng kinh tế không như vậy, vì những căn cho thuê đã trở thành nhà SXKD. Cách hiểu này bắt nguồn từ Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó quy định thu nhập từ cho thuê nhà là thu nhập kinh doanh. Cho nên Luật Thuế nhà đất cần cho định nghĩa nhà ở và các tiêu chí phân biệt với nhà SXKD.

Cần chú ý rằng trong điều kiện nước ta hiện nay, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa nhà ở và nhà SXKD diễn ra phổ biến, nhất là tại đô thị. Nhà ở có thể dễ dàng cải biến thành cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, trường mầm non... Làm ngược lại thì lại thành nhà ở.

Cũng rất phổ biến tình trạng trong cùng một ngôi nhà, vừa có những phòng dùng để ở, vừa có những phòng dùng cho SXKD. Cho nên sự phân định nhà ở và nhà SXKD không phải nhất thành bất biến, mà phải thường xuyên điều chỉnh theo sự sử dụng của chủ nhà.

3. Lý do biện hộ cho chủ trương thu thuế nhà ở lũy tiến là hạn chế tình trạng nhà không sử dụng. Vậy lại phải định nghĩa “nhà không sử dụng”.

Hiện nay, đã có nhiều người có nhà cao cửa rộng hoặc có nhiều hơn một ngôi nhà. Phải chăng người có nhà rộng hay có nhiều nhà cũng có nghĩa là họ có nhà không sử dụng?

Với đà phát triển kinh tế theo đường lối “dân giàu, nước mạnh”, những người có nhà cửa như thế sẽ ngày càng nhiều. Có người đã có nhà ở thường xuyên tại TPHCM hay Hà Nội, nhưng lại có nhà tại Vũng Tàu, Đà Lạt hay Đồ Sơn, Tam Đảo chỉ sử dụng trong những ngày nghỉ. Những nhà này thuộc diện có sử dụng hay không sử dụng?

4. Trong bất cứ sắc thuế nào, vấn đề xác định căn cứ tính thuế (giá trị tính thuế và thuế suất) thường bị coi là chuyện kỹ thuật, nên khi soạn thảo và thông qua luật ít được quan tâm minh định. Thực ra chúng chứa đựng nhiều quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp.

Theo nguyên lý thuế vụ, giá trị tính thuế phải là những con số thực, khách quan xuất hiện trong hoạt động kinh tế. Thí dụ: doanh thu trong thuế giá trị gia tăng, lãi trước thuế trong thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền lương trong thuế thu nhập cá nhân...

Nhà nước không quy định giá trị tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai và chứng minh bằng các chứng từ hợp lệ. Thuế suất do Nhà nước quy định, tùy thuộc vào chính sách huy động nguồn thu cho ngân sách, tức là bị áp đặt chủ quan. Cho nên để tránh tùy tiện trong hành thu, quyền định thuế suất phải tập trung vào luật, hạn chế tối đa những trường hợp định thuế suất bằng các văn bản dưới luật.

Theo dự thảo Luật Thuế nhà đất, giá trị tính thuế nhà ở được tính theo chi phí xây dựng một mét vuông nhà do Nhà nước quy định cho từng loại nhà, trừ đi một tỷ lệ hao mòn từ 2-5%/năm, nhưng không quá 80%. Còn thuế suất là 0,03% đối với phần giá trị nhà trên 600 triệu đồng.

Có thể thấy thuế nhà ở có điểm khác thường (so với các thuế khác) là cả hai căn cứ tính thuế đều do Nhà nước quy định. Tính áp đặt của thuế nhà cao hơn các thuế khác. Song, cũng cần thấy rằng thuế suất dù bị áp đặt, nó vẫn có cơ sở khách quan là mục tiêu tài chính mà Nhà nước kỳ vọng. Cho nên khi đánh giá thuế suất nhà ở 0,03% là cao hay thấp phải đặt trong sự so sánh với mục tiêu tài chính của thuế này (hiện chưa thấy công bố).

Vấn đề mới nảy sinh là giá trị tính thuế áp đặt trên cơ sở nào? Chúng ta đã có kinh nghiệm về giá đất do chính quyền địa phương quy định trong Luật Đất đai, một vấn đề vướng mắc bao năm nay và đến nay vẫn chưa xử lý được thỏa đáng do ngay nội hàm khái niệm và cách tính giá đất không được minh định từ đầu. Cho nên vấn đề xác định giá trị nhà để thu thuế không nên đi theo vết xe giá đất.

Phải có cách làm mới, bảo đảm cho thuế nhà ở tuy mang tính áp đặt nặng hơn thuế khác, nhưng người dân vẫn cảm thấy có lý, có tình, không cảm thấy quá khiên cưỡng.

Nếu coi thuế nhà ở là một nhu cầu bức thiết phải làm lúc này, khi chưa có điều kiện xác định giá trị thực tế của các ngôi nhà hiện hữu, việc áp đặt giá trị tính thuế là khó tránh. Cho nên vấn đề là ở cách làm sao cho minh bạch, có cơ sở khoa học, nhất là phải công khai công bố nội hàm cũng như phương pháp tính giá trị tính thuế này để trưng cầu ý kiến vừa để bổ sung, hoàn chỉnh, vừa tạo sự đồng thuận xã hội, tuy áp đặt mà vẫn có sức thuyết phục.

Tiếc rằng cho đến nay vấn đề này chưa thấy đặt ra trong đề dẫn hội thảo. Ai cũng biết các kỹ sư hoàn toàn có thể tính được chi phí xây dựng một ngôi nhà và một mét vuông theo một thiết kế nào đó. Tính chi phí xây dựng để tính giá trị tính thuế tất nhiên phải giả định có những thiết kế được chọn làm mẫu. Vì đặc trưng xây dựng là sản xuất đơn chiếc, không sản xuất hàng loạt. Cho nên vấn đề đặt ra là phải có bao nhiêu mẫu thì đủ để áp vào tất cả các ngôi nhà hiện hữu mà không quá khiên cưỡng.

Đây là vấn đề kinh tế - xã hội - kỹ thuật không hề đơn giản, nếu không xử lý đúng mức, sẽ rất rối ren, vướng mắc trong thi hành sau này. Tiếc rằng vấn đề này lại chưa thấy nêu ra. Rồi đến cách tính tỷ lệ hao mòn. Tỷ lệ hao mòn từ 2-5%/năm hàm ý quy ước tuổi thọ nhà từ 20-50 năm. Vậy tính sao với những nhà đã có trên 20 hoặc 50 tuổi? Cách xác định tuổi của những nhà dưới 20 hay 50 tuổi thế nào? Và tại sao chỉ được trừ hao mòn không quá 80%, những nhà trên 20 hay 40 tuổi không hao mòn nữa sao?

Về lý thuyết, tỷ lệ hao mòn tùy thuộc vào tuổi thọ của nhà. Tuổi thọ thực của mỗi ngôi nhà chỉ có thể xác định khi nó đã hư hỏng hoàn toàn. Nhưng thuế lại phải tính và thu khi nhà còn đang sử dụng. Do đó, tuổi thọ dùng để tính hao mòn bao giờ cũng chỉ là con số ước lượng áng chừng, nhưng nó lại góp phần hình thành giá trị tính thuế và qua đó tác động trực tiếp tới túi tiền người nộp thuế!

5. Như đã nêu ở trên, trong rất nhiều trường hợp, nhà ở và nhà SXKD có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Đối tượng thuế là không ổn định. Giá trị tính thuế cũng không ổn định mà giảm dần do được trừ hao mòn. Một điểm khác thường nữa của thuế nhà ở là thuế bất động sản nhưng lại rất "động".

Hệ quả là sổ bộ thuế phải điều chỉnh thường xuyên. Thủ tục hành thu sẽ không đơn giản, chi phí hành thu ắt sẽ cao. Khó cho dân, mệt cả cho cơ quan thuế và không biết số thuế thu được có đủ bù chi phí hay không?

Theo TBKTSG

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Nhượng lại ô đất 101m2 khu tái định cư Mễ Trì Hạ

Nhượng lại ô đất 101m2 khu tái định cư Mễ Trì Hạ.

Diện tích 101m2, MT 7m; đường 13m; hướng TB.
Hạ tầng đầy đủ, dân cư đã ở đông, được tự xây 100% diện tích.

Giá bán: 55 tr/m2 (đã có sổ đỏ)

LH: A Đạt 098.3258.550

"Sốt" đất dự án Mê Linh

Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây ở Hà Nội đang chững lại vì chính sách thu thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất nền thì đất ở khu vực Mê Linh, đất dự án đã tăng giá chóng mặt trong vòng 2 tuần gần đây.

Giới đầu tư BĐS nhận định, khu vực Mê Linh và Bắc Thăng Long sẽ còn tiếp tục nóng nữa và là một địa chỉ tiềm năng cho những nhà đầu tư đi trước đón đầu bởi giá đất ở phía Tây đã đắt tới đỉnh điểm trong khi hệ thống hạ tầng tại cầu Thăng Long- Nội Bài đang ngày càng cải thiện và giá lại rất hấp dẫn.

Đất "sốt" chóng mặt

Dạo quanh một vòng các sàn giao dịch BĐS, phóng viên ghi nhận, giá đất dự án ở khu vực Mê Linh, dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài đang sốt lên từng ngày. Một nhân viên môi giới tại Sàn giao dịch Cienco 507 ở số 38 Nguyễn Phong Sắc (sàn giao dịch này của chủ đầu tư dự án Cienco 5 - Mê Linh) cho biết: "Khách tìm đến hỏi đất ở Mê Linh rất đông, bao gồm cả nhà đầu tư và người có nhu cầu ở thực. Giao dịch thành công tăng lên nhanh chóng, có ngày chúng tôi không đủ ô đất liền kề nào để giới thiệu cho khách hàng". Tại đây, chị Vân Anh, một nhà đầu tư BĐS ở Hà Nội vừa lật từng trang bản đồ dự án vừa than vãn: "Vài ngày trước, Hà Nội bị chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10, tôi không kịp tới xem đất vậy mà quay trở lại, mỗi một lô đất liền kề, giá đã tăng lên cả trăm triệu đồng/lô".


Còn tại Sàn giao dịch BĐS ở phố Đào Tấn, một khách hàng từ Phúc Yên-Vĩnh Phúc thổ lộ: "Tôi thấy giá đất ở khu đô thị Cienco5 tăng rất nhanh, từ 6 triệu đồng/m2 giờ đã tăng lên 9 triệu đồng/m2 rồi nhưng vẫn quyết định mua ngay bởi tôi tìm khắp các dự án ở Hà Nội, chẳng nơi nào có giá 9 triệu đồng/m2. Với giá này, mua tại Phúc Yên cũng còn khó khăn, huống gì đất Thủ đô". Rất nhiều khách hàng cũng quyết định rất nhanh khiến các nhân viên tại sàn làm việc khá bận rộn.

Còn tại Sàn giao dịch bất động sản IMG (số 161 phố Chùa Láng), một nhân viên môi giới cho biết: "Điều làm tôi ngạc nhiên là hầu hết khách hàng tới đây đều không cần tư vấn nữa, họ rành rẽ thông tin hơn chúng tôi rất nhiều. Tất cả chủ yếu là chọn lô và ưng ý về giá cả là đặt tiền mua ngay. Có người khách từ Hưng Yên, đồng ý giá cả xong, quay ra ngân hàng lấy tiền thì lô đất đó đã bán mất rồi". Tại đây, những lô đất liền kề có diện tích 95m2, 100m2 có mặt tiền 5m2, hướng Nam, Đông, Bắc là bán "chạy" nhất. Đất biệt thự có giá rẻ hơn (khoảng 6.5 triệu đồng/m2) nhưng vì diện tích quá lớn nên bán chậm hơn các khu nhà phố liền kề.

Bên cạnh đất dự án của Khu đô thị loại 1 Cienco 5 Mê Linh, đất ở khu biệt thự Hà Phong cũng tăng lên đáng kể. Cách đó không xa, khu biệt thự Minh Giang- Đàm Và cũng "cháy" hàng. Giá gốc chủ đầu tư bán ra cách đây 1 tháng chỉ có 5.5 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại người ra đã giao dịch sang tay là 7-8 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Giá vẫn còn tăng?

Để lý giải cho hiện tượng tăng nóng đất ở các khu dự án huyện Mê Linh- Hà Nội, phóng viên đã đi tận nơi tìm hiểu thực tế. Điều chúng tôi ghi nhận là đường giao thông đi từ đường Hoàng Quốc Việt lên khu vực này khá thuận tiện, chỉ mất 15 phút đi ô tô và 20 phút nếu đi xe máy bởi đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài rất thông thoáng.

Thời gian đi từ Mê Linh tới hồ Hoàn Kiếm nhanh hơn rất nhiều đi từ các khu đô thị phía Tây lên trung tâm thành phố bởi phía Tây phải trải qua nhiều tuyến đường nội đô đông đúc. Từ đường cao tốc rẽ vào khu đô thị Cienco5 và khu Hà Phong chỉ 1km. Đường giao thông vào khu đô thị rộng 100m2 đã làm đẹp, xe chạy hai làn. Cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu cống, đường xá đã hoàn thiện tới từng lô đất. Một nhân viên thuộc Ban quản lý dự án Cienco 5 cho biết: "Chỉ vài tháng nữa giao đất là người mua nhà đã có thể xây ở ngay". Bên cạnh đó, khu biệt thự Hà Phong cũng đã hoàn thiện 100% cơ sở hạ tầng, nhiều người đã nhận đất và xây biệt thự.

Các nhà đầu tư tìm đến Mê Linh để xem đất rất đông. Anh Trần Hưng, một nhà đầu tư BĐS cá nhân tại Hà Nội thừa nhận: "Các dự án ở Mê Linh có tiến độ rất tốt bởi việc giải phóng mặt bằng đơn giản hơn nhiều so với khu vực phía Tây. Đi thực địa tại khu Cienco 5, tôi cho rằng 70% cơ sở hạ tầng ở đây đã hoàn thiện là một tín hiệu đáng mừng. Mua đất như vậy yên tâm hơn bởi nhiều trước thực trạng các dự án hiện nay nhiều chủ dự án chỉ bán nhà trên giấy chứ mặt bằng vẫn chưa giải phóng xong, thậm chí chưa có đường vào khu đô thị, mua như vậy rất mạo hiểm".

Còn một khách hàng ở quận Hà Đông vừa mua 2 lô liền kề ở Cienco 5 cho biết: "Giá đất ở khu vực dân cư tại các xã Tiền Phong, Đại Thịnh đã lên tới 11 triệu-12 triệu đồng/m2 nên tôi thấy giá đất dự án là 8 triệu rất hợp lý". Nhiều nhà đầu tư cho biết, họ đã bán đất ở những có giá tới đỉnh điểm như Văn Phú ( Hà Đông), Văn Khê, Xa La...và mua ở Mê Linh. "Cần phải nhìn về dài hạn. Bán một lô đất ở khu Văn Phú, tôi đã đủ tiền mua 5 lô đất ở đây. Chỉ vài năm nữa thôi, khi đông đúc người ở thì chắc chắn mức giá đất dự án loại 1 như Cienco 5 còn tăng lên rất nhiều bởi với diện tích gần 50ha, chủ đầu tư dự kiến tạo quỹ nhà ở cho khoảng 10.000 người", chị Thu Trang, ở quận Thanh Xuân nhận định.

Cũng giống như cơn sốt đất mới đây ở khu vực Gia Lâm sau khi cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy đi vào sử dụng, rất nhiều khách hàng cho biết, khi dự án cầu Nhật Tân hoàn thành, việc rút ngắn thời gian đi lại khiến cho đất ở khu vực Mê Linh sẽ còn tăng giá. Đó là chưa kể, trong quy hoạch tổng thể khu đô thị Mê Linh được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ngày 13/12/2004 cho thấy: bên cạnh các tuyến đường quốc lộ 23, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, các khu đô thị mới ở Mê Linh còn nằm giữa các tuyến đường vành đai 3 và 4, đảm bảo việc lưu thông giữa khu đô thị với các vùng lân cận. Một lý do khiến đất ở đây tăng giá là nhiều khách hàng đã mất niềm tin vào chất lượng các khu nhà chung cư ở khu vực nội thành. "Trong khi chất lượng xây dựng không được đảm bảo thì mua đất xây nhà ở ngoại thành sẽ yên tâm hơn nhiều", chị Trang nói.

Tuy nhiên lý do đó chưa phải là quan trọng nhất khiến đất dự án ở nơi này nóng lên. Có lẽ đối với dân đầu tư thì thông tin HUD đã giao cho đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng (HUD-CIC) lập đề án triển khai thực hiện khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh mới là một yếu tố thúc đẩy giá cả. Nhiều nhà đầu tư cho biết, HUD là một chủ dự án có uy tín nhất là chính sách chăm sóc khách hàng "hậu" dự án rất tốt.

Với dự án đô thị Thanh Lâm- Đại Thịnh (Mê Linh) nằm ở vị trí trung tâm các cụm khu công nghiệp như Quang Minh, Bình Xuyên, Bắc Thăng Long, HUD đã dành gần 6 ha cho dự án nhà ở xã hội. Hiện nay, HUD đang ưu tiên các nguồn lực để triển khai sớm dự án này, góp phần giải quyết áp lực về chỗ ở cho những đối tượng nằm trong chương trình nhà ở xã hội của Hà Nội. Khi dự án án này hoàn thành, sẽ kéo giá đất ở những dự án lân cận lên mức cao hơn. Cũng cần phải nói tới lợi thế của đất dự án Mê Linh trước việc Bộ Tài Chính áp dụng thông tư 161 về thu thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng BĐS. Phân tích của một khách hàng khá đúng "Trong khi đất dự án ở phía Tây cách Hà Nội cũng tới 15km đã lên tới 20 triệu (giá gốc chỉ 6 triệu), tiền thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng rất lớn thì việc vào tên hợp đồng chính chủ với giá chênh lệch còn thấp như ở Mê Linh lợi thế hơn nhiều. Chưa ai đoán định đến bao giờ đất Mê Linh sẽ dừng cơn sốt nhưng ít nhất đất dự án ở đây cũng chứng minh rằng, khi nhà đầu tư chóng mặt với giá ảo thì người ta sẽ tìm tới những vùng đất còn nhiều tiềm năng với giá trị sát thực hơn với người cần nhà ở. Các nhà đầu tư sáng suốt chắc chắn sẽ tìm cách đi trước để đón đầu thị trường thay vì đi theo những quan niệm và xu hướng nhất thời".

(Theo Hà Nội Mới)

Quy hoạch chi tiết hạ tầng kỹ thuật quận Tây Hồ



Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội đã công bố và bàn giao quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000, phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho UBND quận Tây Hồ.

Theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố, phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật này ra đời trên cơ sở các chỉ tiêu quy hoạch của quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt, nghiên cứu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển đô thị trong địa bàn quận.Nội dung các phần quy hoạch chi tiết bao gồm các phần hạ tầng như hệ thống thoát nước mưa, mạng lưới cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường, quy hoạch cấp điện và thông tin bưu điện...


Xây dựng mới một số công trình, đập điều tiết… thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của quận sẽ được xây dựng riêng cho khu vực mới, riêng khu vực đã xây dựng, làng xóm cũ sử dụng hệ thống cống nửa chung nửa riêng phù hợp với đặc điểm của từng khu vực. Toàn bộ quận được chia thành bốn khu vực thoát nước như phần phía Tây quận thuộc các phường Phú Thượng, Xuân La, được thoát tự chảy ra sông Nhuệ (khi mực nước sông Nhuệ thấp), khi mực nước cao, một phần nước sẽ được bơm ra cả sông Hồng. Phần phía Nam quận thuộc phường Bưởi, phường Thụy Khuê thoát theo mương Thụy Khuê vào sông Tô Lịch (mương Thụy Khuê sẽ được cống hóa). Phần đất ven Hồ Tây thuộc các phường Xuân La, Nhật Tân, Quảng An, Yên Phụ, Tứ Liên thoát vào Hồ Tây. Phần ngoài đê sông Hồng thoát ra sông Hồng. Để phục vụ cho việc thoát nước mưa, hệ thống mương thoát nước sẽ được cải tạo trên cơ sở mương tiêu thủy nông hiện có. Xây dựng một số công trình, đập điều tiết, cống điều tiết... tại khu vực xây mới. Đối với khu vực cũ, khắc phục tình trạng chênh lệch về độ cao giữa các khu vực bằng cách tạo các khu đệm chuyển tiếp, xây dựng trạm bơm cục bộ...

Mạng lưới đường ống cấp nước, ngoài các ống truyền dẫn hiện co, sẽ xây dựng thêm một số tuyến ống mới để hòan thiện mạng vòng khép kín mạng lưới đường ống truyền dẫn trên địa bàn quận như tuyến ống trên trục đường chính của khu đô thị Nam Thăng Long, tuyến ống trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường Nguyễn Hoàng Tôn), tuyến ống trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây...

Mỗi khu vực sẽ có một trạm xử lý nước thải

Giải pháp thoát nước thải được xây dựng trên nguyên tắc về lâu dài sẽ xử lý tách nước thải qua hệ thống cống bao và theo hệ thống cống nước thải riêng đưa về các trạm xử lý nước thải của khu vực. Hệ thống thoát nước thải cũng được chia thành 5 khu vực kèm với các trạm xử lý sẽ được xây dựng như khu vực một gồm phường Phú Thượng và một phần phường Xuân La trạm xử lý sẽ được xây dựng ở phía Bắc khu đô thị Nam Thăng Long. Khu vực hai gồm phường Xuân La, một phần Phú Thượng và Bưởi, xử lý tại trạm xử lý Cổ Nhuế và trạm tây Sông Nhuệ sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm. Khu vực phường Quảng An, Nhật Tân và một phần các phường khác trạm xử lý sẽ được xây dựng tại khu vực Đầm Bảy (thuộc dự án xây dựng HTKTXQ Hồ Tây). Khu vực phường Thụy Khuê, một phần phường Bưởi trong quá trình quá độ thoát chung với hệ thống thoát nước mưa. Khu vực ngoài đê sông Hồng trước mắt được xử lý qua bể tự hoại xây dựng trong công trình và thoát chung vào hệ thống thoát nước mưa. Sau đó giải pháp thoát nước thải sẽ được nghiên cứu cho phù hợp với quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng...

Việc vệ sinh môi trường cũng được quy hoạch theo hướng phân loại rác thải ngay từ nguồn. Với các nghĩa trang và nghĩa địa hiện có của quận, hạn chế chôn mới và từng bước di chuyển đến nghĩa trang tập trung của thành phố...

(Theo KTĐT)



HUD tiếp tục triển khai hai dự án khu đô thị mới



Thủ tướng vừa đồng ý cho phép HUD tiếp tục triển khai hai dự án khu đô thị mới của Hà Nội là Nam hồ Linh Đàm và Mai Trai - Nghĩa Phủ.

Tại Công văn số 2046/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị (HUD) tiếp tục triển khai hai dự án khu đô thị mới của Hà Nội.

Đó là dự án "Khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm" thuộc quận Hoàng Mai và dự án "Khu đô thị mới Mai Trai -Nghĩa Phủ" thuộc thị xã Sơn Tây.


Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu điều chỉnh, khớp nối các dự án bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đồng bộ hạ tầng, sử dụng đất tiết kiệm và thực hiện có hiệu quả 2 dự án trên.

Khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, dự kiến có khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho trên 7.800 người.

Quy hoạch Khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm này sẽ bao gồm các công trình chung cư cao từ 9-18 tầng và khu nhà ở thấp tầng cùng một số công trình công cộng khác.

Khu đô thị mới Mai Trai - Nghĩa Phủ thuộc xã Trung Hưng, có diện tích khoảng 23,13 ha, quy mô dân số ước 4.000 người.

Sự ra đời của Khu đô thị mới Mai Trai - Nghĩa Phủ sẽ bảo đảm kết nối với giao thông của khu dân cư phường Quang Trung ở phía Tây và phía Đông Bắc, kết nối với quốc lộ 21A phía Đông Nam và trở thành khu đô thị trung tâm phía Tây Bắc Thủ đô.

(Theo TTXVN)



Nhượng lại CHCC 101m2 khu ĐTM XaLa - Hà Đông

Nhượng lại căn hộ chung cư khu đô thị mới Xala - Hà Đông - Hà Nội.

Diện tích 101m2; bao gồm 3N + 2WC; tầng 21; Căn góc - ban công Tây Bắc.
đã đóng 85% giá trị hợp đồng.

Tháng 11/2009 sẽ bàn giao nhà.

Giá bán: 16,5 tr/m2
Liên hệ: a Đạt 098 3258 550

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Nam XaLa

Loại dự án: Khu đô thị mới, Chung cư cao cấp
Địa chỉ : Phường Phúc La, thành phố Hà Đông - Hà Nội.
Diện tích tổng thể : 739 m2
Số tầng : 0
Ngày khởi công :
Ngày hoàn thành :
Hiện trạng : Mới đầu tư
Chủ đầu tư :
Đơn vị thi công :
Đơn vị quản lý :
Đơn vị thiết kế :


Giới thiệu:

Khu tổ hợp chung cư cao tầng Nam Xa La có diện tích 739m2. Tọa lạc tại phường Phúc La, thành phố Hà Đông - Hà Nội.

Khu tổ hợp chung cư nằm cách đường 70 khoảng 300m về phía Bắc và nằm trên trục đường Phúc La. Khu chung cư có hệ thống giao thông rất thuận tiện, dễ dàng liên hệ với khu trung tâm Hà Nội, Hà Đông và các khu đô thị khác như khu đô thị Thanh Trì, Văn Phúc, Văn Quán.

Ở vị trí Phia Nam của khu đô thị Xa La nên khu chung cư có hệ thống hạ tầng khá tốt, sử dụng được hệ thống các công trình công cộng chung của khu Xa La như: Bệnh Viện, trường học, cây xanh, - sân vườn các khu vui chơi giải trí công cộng...

Phía đông tiếp giáp với sông Nhuệ nêu khu chung cư có vị trí đẹp về cảnh quan và một không gian vô cùng thoáng đãng tạo nên một môi trường sống và làm việc rất lý tưởng tại đây.



Tích vào đây để xem bố trí chi tiết căn hộ

 
div id='ads-left'>