This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Nhượng lại Biệt thự 297m2 khu ĐTM Dịch Vọng

Nhượng lại lô Biệt thự 297m2 thuộc khối N09A Khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy.

(Do C/ty Hà Đô làm chủ đầu tư)

Diện tích mặt bằng 297m2; Mặt tiền 14.5m; đường 13m; Hướng ĐN & ĐB.

Diện tích xây dựng 89m2 x 3 tầng (đã xây thô xong).

Giá bán:  86 tr/m2 (bao gồm cả xây thô).

 

Khởi công xây dựng tổ hợp The Lancaster Hà Nội

Dự án tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội chính thức khởi công.

Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy và Viện Nghiên cứu Da - Giày đã khởi công xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội.


The Lancaster Hà Nội được xây dựng tại số 20 phố Núi Trúc (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) với số vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Đây là khu cao ốc căn hộ dịch vụ thương mại và văn phòng, nhà ở cao cấp, cao 27 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 50.900m2

Tầng 1-3 là trung tâm thương mại, tầng 4-6 là văn phòng cho thuê, từ tầng 8-24 và 26-27 là căn hộ bán và cho thuê. Ngoài phần diện tích dành cho khu thương mại và dịch vụ du lịch, chủ đầu tư sẽ xây dựng khoảng 250 căn hộ sang trọng và đẳng cấp được Công ty cổ phần Archipel thiết kế.

Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2012.

(theo dothi.net)

Khởi công tòa nhà 65 tầng tại Hà Nội

Dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm Hanoi City Complex tái khởi công sau hơn 4 tháng phải dừng do khó khăn về tài chính.

Trước đó, dự án đã được khởi công vào đầu năm 2007. Đầu tháng 6 năm nay, dự án buộc phải dừng do khó khăn về mặt tài chính.


Tọa lạc tại đường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội), với chiều cao 65 tầng Hanoi City Complex sẽ là một trong những tòa nhà hiện đại nhất của Hà Nội khi đi vào hoạt động. Tổ hợp tòa nhà chia làm hai khối, lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam, kết hợp với khối chân tháp vững chắc tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng.

Dự án Hanoi City Complex có tổng diện tích là 14,094.00m2, trong đó diện tích xây dựng gồm 8,827.00 m2, diện tích mặt sàn 250,572.26m2, diện tích tầng hầm: 61,988.80m2 cùng với chiều cao 267,05 m.

Dự án do công ty Coralis Việt Nam đầu tư với tổng số vốn lên tới hơn 400 triệu USD. Nhà đầu tư chính là Tập đoàn Lotte - Hàn Quốc. Công ty Lotte Engingeering & Construction thi công. Dự án sẽ mang đến một diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội.

(Theo dothi.net)

Mốt đặt tên 'tây' cho dự án bất động sản

Điểm mặt dự án bất động sản trên thị trường Hà Nội, hàng loạt khu văn phòng, chung cư, hay trung tâm thương mại mang tên "tây" khiến khách hàng không khỏi hoa mắt, chóng mặt.

Tại Hà Nội, hàng loạt dự án từ khu văn phòng, chung cư đến các trung tâm thương mại mang tên "tây" như Dolphin Plaza, tòa nhà Hemisco, tổ hợp văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower, trung tâm thương mại Savico Plaza Hà Nội, The Garden, Thiên đường mua sắm Vincom Galleries... Chỉ riêng khu Bắc An Khánh cũng đã có hai dự án mang tên rất "kêu", Tricon Towers và Splendora.

Tâm lý chuộng hàng ngoại đã không còn là câu chuyện quá lạ đối với người Việt. Theo nhiều khách hàng, chất lượng công trình là thứ khó kiểm chứng đối với dự án bất động sản, khách hàng chủ yếu mua dựa vào thương hiệu của chủ đầu tư và giá cả. Anh Cẩm Tú, nhân viên ngân hàng cho hay, khi tìm mua nhà, điều đầu tiên anh quan tâm là uy tín của chủ đầu. "Những dự án mang tên ngoại thường có giá khá cao nhưng vẫn được nhiều người mua bởi khách hàng tin tưởng lối làm ăn, phong cách và trên hết, họ tin đó không phải là dự án ma", anh Tú chia sẻ.








Không ít dự án tại Hà Nội mang tên ngoại. Ảnh: Hoàng Hà.

Lấy tên "tây" cho công trình "ta", các dự án thường được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Nhưng bên cạnh tên tây, tên ta, không ít những câu chuyện dở khóc dở cười. Mất ròng rã 2 tháng trời để tìm căn hộ, bác Hạnh Lệ (Cầu Giấy - Hà Nội) khá hài lòng với căn hộ trị giá 1.400 USD mỗi m2 tại dự án Tricon Tower. Về đến nhà, dở khóc, dở cười bác không thể nhớ nổi cái tên nghe rất tây của dự án để khoe với gia đình. Về sau, để dễ nhớ, bác phải tự sáng chế một cái tên "độc nhất vô nhị" là dự án "Dì con".

Chính người trong nghề như môi giới, thường xuyên tiếp xúc với các dự án bất động sản cũng hoa mắt chóng mặt vì những cái tên. Anh Thái Sơn, một môi giới trên đường Hoàng Quốc Việt, cho hay, mặc dù không ít dự án mang tên Việt bán khá chạy trên thị trường như Xa La, Văn Phú, Văn Khê nhưng chạy theo xu thế chung, chủ đầu tư thường thích đặt tên nước ngoài cho... sang. Chiến thuật này đánh vào tâm lý của người Việt là sính đồ ngoại. "Chưa cần biết đến chất lượng ra sao, nhưng nghe những cái tên nước ngoài vẫn thể hiện được phần nào đẳng cấp của dự án", anh Sơn chia sẻ.

Làm 10 năm trong nghề, với bất cứ dự án nào có trên thị trường là phải cập nhật, nhưng đối với các tên ngoại, anh Sơn cũng phải mất đến một tuần để khi khách hàng hỏi là "bật" ngay ra tên các dự án. Anh Sơn tiết lộ thêm, tên khó nhớ là vậy nhưng "cò" vẫn thích bởi các dự án này chào hàng dễ hơn. Tại một dự án ở khu Hà Đông, mặc dù chủ đầu tư trong nước, đối tượng hướng đến cũng chỉ là gia đình có thu nhập trung bình khá cũng được cò "hét" đến khoảng 20 triệu mỗi m2 vì cái tên ngoại kèm lời quảng cáo "chung cư cao cấp mô hình hiện đại". "Khách hàng khó kiểm chứng chất lượng bởi dự án chưa được hoàn thiện. Bởi vậy, dù chủ đầu tư là nội 100% nhưng nhờ có mác "tây" mà môi giới có thể đẩy giá lên mà không lo khách hàng chê đắt", anh Sơn tiết lộ.

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tên dự án chính là một phần thương hiệu, thể hiện đẳng cấp bởi vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư. Dự án Splendora được nhiều khách hàng "chê" khó nhớ, khó đọc và vô nghĩa vì "có tra từ điển cũng không hiểu nổi" được chủ đầu tư giải thích đó là một cái tên độc đáo mang tầm nhìn khu đô thị hiện đại. Theo đại diện Công ty liên doanh An Khánh, để ra được tên Splendora, chủ đầu tư đã phải cùng công ty truyền thông dày công nghiên cứu kết hợp giữa "Splendid" trong tiếng Anh nghĩa là “tươi sáng” với “ora”, tiếng Latin có nghĩa là "vàng". "Không phải dễ dàng để phát âm nhưng Splendora như một sự khẳng định hai lần về sản phẩm của An Khánh JVC: Splendid và ora. Bởi vậy, khi khách hàng đã nhớ rồi, thì chắc chắn sẽ khó quên”, đại diện của An Khánh JVC chia sẻ.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vincom, cho hay, rất khó có những quy chuẩn cho việc đặt tên dự án. Tùy quy mô dự án mà chủ đầu tư đưa ra phương án đặt tên khác nhau. Đối với các chợ hay siêu thị nhỏ phục vụ khách trong nước là chủ yếu thì việc mang tên nước ngoài khó nhớ sẽ lại là bất lợi và phản cảm.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tên nước ngoài là sự lựa chọn bắt buộc của doanh nghiệp khi tiếng Việt không đáp ứng đủ những yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra. Bởi trong tiếng Việt, các từ siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm đôi khi không đủ nói lên đủ tầm cỡ của một trung tâm thương mại. Ngược lại, trong tiếng Anh có các từ như: (Shopping) Mall, Shopping Centre, Plaza, Galleries... thể hiện rõ tầm cỡ, quy mô và đẳng cấp của một trung tâm thương mại. Ngoài ra, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh nhóm khách hàng trong nước, các trung tâm thương mại còn hướng đến đối tượng khách hàng nước ngoài. Cũng theo ông Hiệp, đối với dự án bất động sản, chất lượng của công trình là điều quan trọng nhất. Dự án không đảm bảo thì bất cứ cái tên tây nào cũng khó mà thu hút được khách hàng.

Một quan chức của Bộ Xây dựng cho hay, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với việc đặt tên các dự án bất động sản. Chính điều này dẫn đến việc "loạn" tên, các dự án đua nhau lấy tên ngoại, gây khó nhớ cho khách hàng. Theo vị quan chức này, để dự án đến với đông đảo người dân và thông tin được minh bạch, chủ đầu tư nên lấy tên thuần Việt. "Dự án nên sử dụng tiếng Việt để dễ nhớ và thuận tiện trong quá trình giao dịch. Nếu muốn dùng tên nước ngoài, chủ đầu tư có thể sử dụng song song kèm tên tiếng Việt", vị quan chức nói.

(Theo Vnexpress)

Nguy cơ đóng băng giao dịch bất động sản

Sự bất nhất trong việc áp dụng cách tính thuế đối với lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản đang có nguy cơ khiến thị trường địa ốc bị ngưng trệ.

Sau hơn 1 tháng, kể từ ngày áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản (ngày 26/9/2009), hàng loạt phát sinh khiến thị trường bất động sản, đặc biệt là các giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn hầu như ngưng trệ. Các chuyên gia bất động sản khuyến cáo, nếu không nhanh chóng đưa ra "mẫu số chung" quy định về việc nộp thuế, thì thị trường địa ốc có nguy cơ "đóng băng".


Theo ghi nhận của phóng viên, nguyên nhân cốt yếu làm ngưng trệ thị trường bất động sản Tp. HCM là việc áp dụng quy định thuế mỗi nơi, mỗi kiểu, thủ tục nộp thuế rườm rà, dẫn đến việc các nhà đầu tư bất động sản tạm ngưng quyết định mua - bán để nghe ngóng tình hình, cũng như chờ hướng dẫn cụ thể.

"Hơn 1 tháng qua, kể từ khi áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản, tình hình giao dịch từ hệ thống phân phối của Công ty, mà cụ thể là giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn đã bị giảm đến 90%", ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Vinaland lo lắng.

Ông Hoàng cho rằng, ngoài mức thuế suất cao, điều chính yếu hiện nay là người nộp thuế chưa biết rõ là phải đóng 25% trên phần lợi nhuận hay 2% trên tổng giá trị hợp đồng, cũng như có được lựa chọn cách đóng thuế không. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quy định trong cách tính thuế, khiến nhà đầu tư phải tạm ngưng giao dịch, để chờ hướng dẫn.

Không chỉ nhà đầu tư, chủ đầu tư lo lắng, mà cơ quan thuế cũng gặp lúng túng trong việc tính thuế đối với các giao dịch. Thời gian qua, phần lớn trường hợp chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua căn hộ, nền đất... đều được các cơ quan thuế tính theo phương án thu 25%.

Sở dĩ áp dụng cách tính này là do cơ quan thuế căn cứ vào các hóa đơn, giấy tờ để xác định giá vốn và giá bán, từ đó áp dụng mức thu 25% trên phần lãi, mà không biết rằng, đằng sau những chứng từ đó còn hàng loạt phát sinh "bất thành văn" mà bản thân nhà đầu tư không thể chứng minh.

Trong khi đó, cũng là một dạng chuyển nhượng nhà đất, nhưng không phải dưới dạng hợp đồng góp vốn, thì cơ quan, thuế lại có tính cách khác. Trường hợp ông N (quận 5) là một minh chứng. Trước đây, ông N mua hóa giá một căn nhà thuộc sở hữu nhà nước trên đường Nguyên Trãi với giá 300 triệu đồng, nay bán được 21 tỷ đồng.

Nếu tính thuế theo cách 2% trên giá vốn, ông N chỉ phải nộp 420 triệu đồng, song nếu tính theo cách 25% trên phần lãi, thì số trốn thuế mà ông N phải nộp lên đến 5,2 tỷ đồng.

Theo các luật sư, việc không rõ ràng của pháp luật dễ dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan thuế. Hiện nay, pháp luật không cho người nộp thuế được quyền lựa chọn cách tính thuế, đã làm nảy sinh bất công giữa những chủ thể mà Nhà nước quản lý được hợp đồng và những chủ thể Nhà nước không thể quản lý hợp đồng. Từ đó có thể tạo ra cách hành xử mang tính cảm tính của cán bộ thuế.

Một cán bộ của Chi cục Thuế quận 5, cơ quan đưa ra mức thuế đối với trường hợp của ông N nói trên cho biết: "Chúng tôi vừa làm, vừa run, vì không có hướng dẫn nào như vậy. Không khéo nhiều người hiểu lầm là chúng tôi bày vẽ thêm thủ tục đó làm khó dân, hoặc nghĩ là cơ quan thuế có tiêu cực”. Theo vị cán bộ này, nếu cho dân được quyền lựa chọn mức thuế phải đóng thì dễ cho dân và cho cả cơ quan thuế.

Sự bất nhất trong việc áp dụng cách tính thuế nêu trên đang gây tâm lý bất ổn đối với nhà đầu tư, khiến họ e ngại khi đưa ra quyết định mua, bán bất động sản trong thời gian này.

(Theo Đầu tư)

Xây dựng chung cư 31 tầng Hemisco tại Hà Đông

Sáng 29/10, Liên danh Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 và Công ty cổ phần Xây lắp điện máy Hà Tây bắt đầu xây dựng phần thân Tòa nhà cao tầng Hemisco tại phố Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.






Phối cảnh tổng thể công trình Khu đô thị Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: Internet)





Dự án Hemisco-Xala có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, nằm trong quần thể 28ha ở Khu đô thị Xa La đã được thành phố Hà Nội quy hoạch phát triển. Tòa nhà được xây trên khu đất rộng gần 2.810m2, sát sông Nhuệ.

Công trình được thiết kế 2 tầng hầm, 29 tầng nổi với tổng diện tích xây dựng gần 1.600m2. với các loại hình như văn phòng, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở. Đây sẽ là một trong những khu nhà ở hiện đại dành cho các gia đình có thu nhập trung bình khá tại Hà Nội.

Ông Tạ Văn Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 - đại diện chủ đầu tư, cho biết hiện nay dự án đã thi công xong phần tường vây 2 tầng hầm, toàn bộ phần cọc nhồi của tòa nhà và cam kết sẽ bàn giao cho khách hàng vào năm 2012, theo đúng tiến độ.

Tại lễ khởi công, Chủ đầu tư và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) ký kết Hợp đồng hợp tác cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân mua căn hộ tại tòa nhà này.

Theo hợp đồng ký kết, khách hàng có thể vay tới 70% giá trị của căn hộ, thời hạn ưu đãi lên tới 15 năm với lãi suất hấp dẫn theo thỏa thuận và tài sản đảm bảo chính là căn hộ khách hàng vay vốn để mua.
Theo TTXVN

Thị trường BĐS: Hà Nội “sốt nóng” trên diện rộng, TP.HCM tiếp tục ảm đạm

Trong khi thị trường bất động sản tại Hà Nội liên tục “nóng” lên, giá cả và giao dịch đều tăng mạnh, thì tại TP.HCM, thị trường nhà đất vẫn “lạnh” vì thuế.


Hà Nội: Giá tăng cao, giao dịch mạnh
Giá nhà, đất Hà Nội hiện đã lên rất cao so với thời điểm đầu năm 2009, thậm chí một số nhà phân tích còn cho rằng giá bất động sản Hà Nội đang có dấu hiệu “bong bóng”. Tuy nhiên, sau một thời gian nghe ngóng, gần đây các nhà đầu tư đã bắt đầu mạnh dạn nhảy vào lĩnh vực này với niềm tin thị trường từ nay đến cuối năm chỉ có tăng chứ không có giảm, khiến giá cả bất động sản tiếp tục leo thang. Niềm tin này được khôi phục từ một số tín hiệu tốt đang tác động đến thị trường.

Đó là những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán; là những dự báo về triển vọng của thị trường bất động sản từ các chuyên gia; là thông tin về gói kích cầu kinh tế thứ hai với gần 200.000 tỷ đồng sắp được áp dụng… Sự tác động cộng hưởng của những tín hiệu này đã và đang có tác dụng rất tốt tới tâm lý của nhà đầu tư.




Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông

Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, sự tăng giá nhà đất tại Hà Nội từ đầu quý III đến nay chưa có dấu hiệu “nghỉ chân”, thậm chí ngày càng cao hơn. Sự tăng giá ồ ạt hiện không chỉ diễn ra tại các khu vực “hot” ở nội thành mà đã lan rộng ra khắp các khu vùng ven như Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức…; không chỉ mảng nhà chung cư, biệt thự, đất nền dự án có vị trí đẹp trong nội đô được săn lùng mà ngay cả đất thổ cư, đất ruộng nằm sâu trong khu dân cư ở ngoại thành cũng được nhiều người tìm mua.

Giá tăng ở hầu hết các khu vực, nhất là tại các khu chung cư, các dự án đô thị mới, nhiều nơi tăng 30% thậm chí cá biệt có những dự án mới giá tăng đến 40-50% so với cách đây 1-2 tháng. Lượng giao dịch nhiều nơi tăng khoảng 30-60%.

Việc nhiều người tìm mua đã đẩy đất đầu cầu Vĩnh Tuy (phía huyện Thanh Trì) lên tới 50 triệu/m2 tại những vị trí đắc địa. Đầu cầu Nhật Tân (phía huyện Đông Anh), giá đất cách đây 2 tháng dao động từ 6-7 triệu/m2, hiện lên tới 24 triệu/m2.

Mảng nhà chung cư cũng tăng đều ở hầu hết các dự án. Khu vực Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 giá đã leo lên 26-28 triệu đồng/m2. Một số dự án tại Minh Khai, Lĩnh Nam, mức chênh lệch bán ra vào khoảng 200 triệu đồng/căn trước đó không lâu, nay đã được chào bán chênh lên 400-600 triệu đồng/căn.

Theo ông Nguyễn Trường Sự, Cán bộ kinh doanh Tập đoàn Nam Cường, vào trung tuần tháng 10, giá cả nhà đất tăng nhanh một cách đột biến, khoảng 30-50% so với thời điểm trước đó 1 tháng, đặc biệt là phân khúc nhà đất liền kề, biệt thự cao cấp. Giao dịch gần đây cũng đã tăng lên đáng kể, khoảng 20-30% so với đầu tháng 10.

Hiện giá đất nền biệt thự tại khu vực Dương Nội, Hà Đông đã tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 42-43 triệu đồng/m2; tại Văn Khê cũng tăng từ 40 triệu đồng/m2 lên đến 50 triệu đồng/m2. Tại dự án Cenco5, Xa La, giá cũng tăng lên khoảng 20-40%. “Dù giá tăng cao nhưng tại các dự án vẫn có rất ít hàng bán ra, nhiều nhà đầu tư còn muốn “giữ” hàng để chờ giá lên nữa”, ông Sự cho biết.

TP.HCM: Chưa thoát khỏi giai đoạn trầm lắng

Trái ngược với thị trường Hà Nội, nhà đất tại TP.HCM đã thực sự rơi vào tình trạng ảm đạm, không chỉ nhà trong khu vực nội thành giao dịch cầm chừng vì giá cao, mà thị trường đất dự án tại các khu vực trọng điểm phát triển đô thị cũng đứng giá, ít người mua.

Thống kê của Google Analytics ngày 30/10 cho thấy, lượng truy cập trên trang www.batdongsan.com.vn trong 1 tháng qua có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 khu vực, Hà Nội và TP.HCM. Trong khi lượng khách hàng tìm kiếm bất động sản tại Hà Nội tăng 28% thì lượt truy cập tìm kiếm bất động sản tại TP.HCM gần như không có sự thay đổi.

Thị trường nhà đất TP.HCM đầu quý III đã có dấu hiệu khởi sắc so với quý II nhưng sang tháng 8 và tháng 9, giao dịch bắt đầu ngưng trệ, lượng người rao bán nhiều hơn mua. Sang tháng 10, thị trường càng trở nên trầm lắng do chịu sự tác động mạnh mẽ của thuế chuyển nhượng bất động sản được áp dụng từ ngày 26/9.

Một cán bộ kinh doanh của Công ty cổ phần Địa ốc Sài gòn Thương Tín cho biết, kể từ ngày áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản, hàng loạt phát sinh đã khiến thị trường bất động sản chững lại, tình hình giao dịch từ hệ thống phân phối của công ty, mà cụ thể là giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn đã bị giảm nhiều. Giá nhà đất vẫn theo chiều đi ngang. Một số dự án như Belleza tại quận 7 hiện được giao dịch ở mức 18-20 triệu đồng/m2, dự án Chánh Hưng, quận 8 cũng được chào bán với mức giá tương tự.

Các chuyên gia địa ốc dự báo, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ hồi phục và tăng giá trở lại vào giữa năm 2010, đặc biệt là phân khúc thị trường đất nền dự án.
Nguyễn Hiền - Batdongsan.com.vn

 
div id='ads-left'>