This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials – ĐTM Dương Nội


Tổ hợp chung cư 25 tầng Lê Văn Lương Residentials nằm trong khu ĐTM Dương Nội




đã được Tập đoàn tiến hành khởi công 2 nguyên đơn đầu tiên vào đầu tháng 3/2009, mở ra cơ hội sở hữu những căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng cho các cặp vợ chồng trẻ.
Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials được thiết kế bởi liên danh thiết kế Australia – Việt Nam PST Ltd, gồm 14 tòa nhà chia thành 2 cụm CT7 có diện tích 36.195 m2 với 10 đơn nguyên và CT8 có diện tích 16.484m2 với 4 đơn nguyên, tổng mức đầu tư lên đến gần 2.000 tỷ đồng. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoang thành vào năm 2011.
Dự án tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials đã được Tập đoàn xây dựng ngay từ khi thực hiện quy hoạch tổng thể dự án  ĐTM Dương Nội nhằm phục vụ phân khúc khách hàng có nhu cầu căn hộ có giá thấp hơn 1 tỷ đồng.
Điểm độc đáo và hiện đại của Lê Văn Lương Residentials phải kể tới không gian sinh hoạt cộng đồng, để các cư dân có một công viên sinh hoạt với đầy đủ các tiện ích như : khu chăm sóc sức khỏe ( câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ, spa...); sân cầu lông; lối đi dạo; vườn trẻ trong nhà và ngoài trời; phòng sinh hoạt cộng đồng ( tại tầng 1)... Có thể nói giải pháp chỗ đỗ xe đã được tính toán triệt để tại tổ hợp công trình này để đảm bảo các căn hộ có diện tích lớn hơn 80m2 đều có chỗ để ô tô; tất cả các căn hộ đều có tối thiểu 2 chỗ để xe máy.







Căn hộ tại Lê Văn Lương Residentials có các diện tích rất phù hợp với những gia đình trẻ, mới lập nghiệp: 56m2 , 60m2 ,65m2 ... Khi đưa ra thị trường loại căn hộ này Tập đoàn đã cân đối trên cả khía cạnh kinh doanh và khía cạnh xã hội. Trong nhịp sống hiện đại, các gia đình trẻ - gia đình hạt nhân vốn sử dụng đáng kể quỹ thời gian cho công việc ngoài xã hội, thực tế thì họ chỉ gặp nhau vào thời gian ngắn ngủi buổi tối và ngày cuối tuần, vì vậy căn hộ diện tích 56m2, 60m2 hoàn toàn có thể phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của họ trong giới hạn mức thu nhập vừa phải. Mặt khác, các gia đình sống trong căn hộ 56m2 với 2 phòng ngủ sẽ được bù đắp bằng việc thiết kế các khu vực

Theo Tập đoàn Nam Cường

Khu đô thị mới Dương Nội - Quận Hà Đông

Hà Đông – một quận mới năng động của thủ đô Hà Nội, có vị thế là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô .

Nhằm triển khai thực hiện tiến trình phát triển chung của Thành phố Hà Đông đến năm 2020 cũng như khớp nối với quy hoạch vùng Thủ đô, ngày 14/12/2007 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2436/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại đồng bộ phía Bắc thành phố Hà Đông và liên thông với thủ đô Hà Nội.

Vị trí chiến lược

Khu ĐTM Dương Nội tiếp giáp và có hệ thống hạ tầng khớp nối với hạ tầng của huyện Từ Liêm, Hà Nội, khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất của thủ đô Hà Nội với nhiều công trình qui mô lớn như Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm thể thao quốc gia, các cao ốc khách sạn 5, siêu thị Big C ....

Liền kề với khu ĐTM Dương nội về phía Bắc là quần thể khu Thương mại- Du lịch- Văn hoá và đô thị mới phía Tây TP Hà Nội đang được UBND TP Hà Nội qui hoạch với qui mô gần 1.000 ha. Chạy dọc theo hướng Tây-Bắc là trục cảnh quan liên kết các khu chức năng bao gồm quảng trường rộng 65 ha kéo dài trung tâm triển lãm quốc gia tới công viên phía bắc TP Hà Đông, dọc 2 bên quảng trường là các cao ốc, các công trình tiện ích như văn phòng siêu thị, ngân hàng.......

- Phía Bắc: Khớp nối hạ tầng với khu Thương mại- Du lịch-Văn hoá và đô thị mới phía Tây TP Hà Nội với qui mô gần 1.000 ha (Từ Liêm- Hà Nội)

- Phía Tây Nam: tiếp giáp các khu đô thị mới hiện hữu (Văn khê, tái định cư Dương nội)

- Phía Đông Nam: giáp đường Lê Văn Lương kéo dài ( trục đường Láng Hạ kéo dài nối với khu vực trung tâm Hà Nội)

Hệ thống giao thông liên hoàn

- Khu đô thị mới Dương nội nằm trong chuỗi các đô thị thuộc dự án trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông (đường Lê Văn Lương kéo dài) với chiều dài 5,7km, mặt cắt ngang 40m đi qua khu ĐTM Phùng khoang, Dương nội, cắt đường Lê Trọng Tấn nối với đường vành đai 4. Tuyến đường này với tiêu chuẩn là đường phố chính đô thị, sẽ trở thành một đại lộ chính của Thành phố Hà Đông kết nối với Thủ đô Hà Nội nhằm hỗ trợ cho đường Quốc lộ 6 hiện nay đã quá tải, đồng thời phát triển toàn diện khu vực đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông.

- Song song với đường Lê Văn Lương kéo dài là 2 trục đường chính chạy dọc 2 bên Quảng trường kéo dài từ trung tâm triển lãm quốc gia cắt đường Lê Trọng Tấn nối với đường Vành đai 4 cùng với quảng trường tạo thành trục cảnh quan để liên kết các khu chức năng trong khu đô thị và đón hướng mở từ thủ đô Hà Nội. Đường rộng 40m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng 11,5m, dải phân cách rộng 3m, vỉa hè mỗi bên 7m.

- Đường liên khu vực rộng từ 27 – 40m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng từ 7,5 – 11,5m, dải phân cách rộng từ 0 – 5m, vỉa hè mỗi bên 6m.

- Đường phố khu vực rộng từ 22 – 54m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng từ 5 – 20m, dải phân cách rộng từ 3 – 16m, vỉa hè mỗi bên từ 3 – 10m.

Diện tích, qui mô

- Tổng diện tích qui hoạch: 197,3 ha

- Quy mô dân số: 2,5 – 3 vạn người

Tỷ lệ sử dụng đất

- Diện tích nhà ở : 30.6%

- Đất giao thông : 25.3%

- Đất cây xanh, công viên : 27.2%

- Đất thương mại – văn phòng : 7.1%

- Đất trường học, nhà trẻ, bệnh viện : 9.7%

Các khu chức năng chính

- Tổ hợp dịch vụ, khách sạn, văn phòng và nhà ở cao cấp bao gồm khối nhà cao tầng bố trí trên diện tích 4,5ha, chiều cao trung bình từ 20- 27 tầng với tổng số 1001 phòng ngủ, căn hộ, văn phòng và nhà ở cao cấp.

-Khu chung cư cao cấp bao gồm nhiều cao ốc được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với chiều cao từ 25 – 51 tầng trên tổng diện tích 18ha. Các tầng dưới phục vụ cho các hoạt động công cộng, dịch vụ và thương mại, các tầng trên dành cho văn phòng và nhà ở cao cấp.

- Khu biệt thự cao cấp qui hoạch trên diện tích 35 ha. Quần thể biệt thự với diện tích các biệt thự từ 200m2 –1000 m2, được thiết kế hiện đại theo phong cách châu âu với tuyến phố đi bộ và tối đa hóa bề mặt tiếp xúc với ánh sáng và cảnh quan thiên nhiên, tỷ lệ xây dựng 60%.

- Khu biệt thự song lập được qui hoạch trên diện tích 32 ha với diện tích các biệt thự từ 150 – 250 m2, tỷ lệ xây dựng 70%. Thiết kế và xây dựng đồng bộ, ưu tiên tối đa đến cảnh quan và môi trường sống, cùng với sự đồng bộ của các công trình tiện ích trong khu vực sẽ mang đến khu đô thị nói riêng và TP Hà đông nói chung một phong cách sống mới.

- Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa: rộng 22.86ha nằm tiếp giáp với giao lộ giữa đường Lê Văn Lương kéo dài và đường vành đai 4. Tại đây sẽ xây dựng một trung tâm thương mại hiện đại, đồng thời tại đây sẽ xây dựng khu phố chợ với các nhà phố vừa để ở vừa kinh doanh.

- Bệnh viện đa khoa quốc tế: Nằm ở vị trí cửa ngõ của khu đô thị, tiếp giáp với đường Lê Văn Lương. Bệnh viên được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích 2.9ha, cao 11 tầng.

(Download tờ rơi và thiết kế)


Theo Tập đoàn Nam Cường

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Nhượng lô đất 180m2 khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy

Nhượng lại ô đất đấu giá D7 Khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội.

Lô đất có diện tích 180m2; Lô góc (MT 5.08m, hậu 10.08m); Hướng TB & ĐB.

Được tự thiết kế xây dựng 65% diện tích đất.



Giá bán: 95 tr/m2 (đã có sổ đỏ)

Nhượng lại Biệt thự 297m2 khu ĐTM Dịch Vọng

Nhượng lại lô Biệt thự 297m2 thuộc khối N09A Khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy.

(Do C/ty Hà Đô làm chủ đầu tư)

Diện tích mặt bằng 297m2; Mặt tiền 14.5m; đường 13m; Hướng ĐN & ĐB.

Diện tích xây dựng 89m2 x 3 tầng (đã xây thô xong).

Giá bán:  86 tr/m2 (bao gồm cả xây thô).

 

Khởi công xây dựng tổ hợp The Lancaster Hà Nội

Dự án tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội chính thức khởi công.

Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy và Viện Nghiên cứu Da - Giày đã khởi công xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội.


The Lancaster Hà Nội được xây dựng tại số 20 phố Núi Trúc (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) với số vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Đây là khu cao ốc căn hộ dịch vụ thương mại và văn phòng, nhà ở cao cấp, cao 27 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 50.900m2

Tầng 1-3 là trung tâm thương mại, tầng 4-6 là văn phòng cho thuê, từ tầng 8-24 và 26-27 là căn hộ bán và cho thuê. Ngoài phần diện tích dành cho khu thương mại và dịch vụ du lịch, chủ đầu tư sẽ xây dựng khoảng 250 căn hộ sang trọng và đẳng cấp được Công ty cổ phần Archipel thiết kế.

Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2012.

(theo dothi.net)

Khởi công tòa nhà 65 tầng tại Hà Nội

Dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm Hanoi City Complex tái khởi công sau hơn 4 tháng phải dừng do khó khăn về tài chính.

Trước đó, dự án đã được khởi công vào đầu năm 2007. Đầu tháng 6 năm nay, dự án buộc phải dừng do khó khăn về mặt tài chính.


Tọa lạc tại đường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội), với chiều cao 65 tầng Hanoi City Complex sẽ là một trong những tòa nhà hiện đại nhất của Hà Nội khi đi vào hoạt động. Tổ hợp tòa nhà chia làm hai khối, lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam, kết hợp với khối chân tháp vững chắc tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng.

Dự án Hanoi City Complex có tổng diện tích là 14,094.00m2, trong đó diện tích xây dựng gồm 8,827.00 m2, diện tích mặt sàn 250,572.26m2, diện tích tầng hầm: 61,988.80m2 cùng với chiều cao 267,05 m.

Dự án do công ty Coralis Việt Nam đầu tư với tổng số vốn lên tới hơn 400 triệu USD. Nhà đầu tư chính là Tập đoàn Lotte - Hàn Quốc. Công ty Lotte Engingeering & Construction thi công. Dự án sẽ mang đến một diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội.

(Theo dothi.net)

Mốt đặt tên 'tây' cho dự án bất động sản

Điểm mặt dự án bất động sản trên thị trường Hà Nội, hàng loạt khu văn phòng, chung cư, hay trung tâm thương mại mang tên "tây" khiến khách hàng không khỏi hoa mắt, chóng mặt.

Tại Hà Nội, hàng loạt dự án từ khu văn phòng, chung cư đến các trung tâm thương mại mang tên "tây" như Dolphin Plaza, tòa nhà Hemisco, tổ hợp văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower, trung tâm thương mại Savico Plaza Hà Nội, The Garden, Thiên đường mua sắm Vincom Galleries... Chỉ riêng khu Bắc An Khánh cũng đã có hai dự án mang tên rất "kêu", Tricon Towers và Splendora.

Tâm lý chuộng hàng ngoại đã không còn là câu chuyện quá lạ đối với người Việt. Theo nhiều khách hàng, chất lượng công trình là thứ khó kiểm chứng đối với dự án bất động sản, khách hàng chủ yếu mua dựa vào thương hiệu của chủ đầu tư và giá cả. Anh Cẩm Tú, nhân viên ngân hàng cho hay, khi tìm mua nhà, điều đầu tiên anh quan tâm là uy tín của chủ đầu. "Những dự án mang tên ngoại thường có giá khá cao nhưng vẫn được nhiều người mua bởi khách hàng tin tưởng lối làm ăn, phong cách và trên hết, họ tin đó không phải là dự án ma", anh Tú chia sẻ.








Không ít dự án tại Hà Nội mang tên ngoại. Ảnh: Hoàng Hà.

Lấy tên "tây" cho công trình "ta", các dự án thường được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Nhưng bên cạnh tên tây, tên ta, không ít những câu chuyện dở khóc dở cười. Mất ròng rã 2 tháng trời để tìm căn hộ, bác Hạnh Lệ (Cầu Giấy - Hà Nội) khá hài lòng với căn hộ trị giá 1.400 USD mỗi m2 tại dự án Tricon Tower. Về đến nhà, dở khóc, dở cười bác không thể nhớ nổi cái tên nghe rất tây của dự án để khoe với gia đình. Về sau, để dễ nhớ, bác phải tự sáng chế một cái tên "độc nhất vô nhị" là dự án "Dì con".

Chính người trong nghề như môi giới, thường xuyên tiếp xúc với các dự án bất động sản cũng hoa mắt chóng mặt vì những cái tên. Anh Thái Sơn, một môi giới trên đường Hoàng Quốc Việt, cho hay, mặc dù không ít dự án mang tên Việt bán khá chạy trên thị trường như Xa La, Văn Phú, Văn Khê nhưng chạy theo xu thế chung, chủ đầu tư thường thích đặt tên nước ngoài cho... sang. Chiến thuật này đánh vào tâm lý của người Việt là sính đồ ngoại. "Chưa cần biết đến chất lượng ra sao, nhưng nghe những cái tên nước ngoài vẫn thể hiện được phần nào đẳng cấp của dự án", anh Sơn chia sẻ.

Làm 10 năm trong nghề, với bất cứ dự án nào có trên thị trường là phải cập nhật, nhưng đối với các tên ngoại, anh Sơn cũng phải mất đến một tuần để khi khách hàng hỏi là "bật" ngay ra tên các dự án. Anh Sơn tiết lộ thêm, tên khó nhớ là vậy nhưng "cò" vẫn thích bởi các dự án này chào hàng dễ hơn. Tại một dự án ở khu Hà Đông, mặc dù chủ đầu tư trong nước, đối tượng hướng đến cũng chỉ là gia đình có thu nhập trung bình khá cũng được cò "hét" đến khoảng 20 triệu mỗi m2 vì cái tên ngoại kèm lời quảng cáo "chung cư cao cấp mô hình hiện đại". "Khách hàng khó kiểm chứng chất lượng bởi dự án chưa được hoàn thiện. Bởi vậy, dù chủ đầu tư là nội 100% nhưng nhờ có mác "tây" mà môi giới có thể đẩy giá lên mà không lo khách hàng chê đắt", anh Sơn tiết lộ.

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tên dự án chính là một phần thương hiệu, thể hiện đẳng cấp bởi vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư. Dự án Splendora được nhiều khách hàng "chê" khó nhớ, khó đọc và vô nghĩa vì "có tra từ điển cũng không hiểu nổi" được chủ đầu tư giải thích đó là một cái tên độc đáo mang tầm nhìn khu đô thị hiện đại. Theo đại diện Công ty liên doanh An Khánh, để ra được tên Splendora, chủ đầu tư đã phải cùng công ty truyền thông dày công nghiên cứu kết hợp giữa "Splendid" trong tiếng Anh nghĩa là “tươi sáng” với “ora”, tiếng Latin có nghĩa là "vàng". "Không phải dễ dàng để phát âm nhưng Splendora như một sự khẳng định hai lần về sản phẩm của An Khánh JVC: Splendid và ora. Bởi vậy, khi khách hàng đã nhớ rồi, thì chắc chắn sẽ khó quên”, đại diện của An Khánh JVC chia sẻ.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vincom, cho hay, rất khó có những quy chuẩn cho việc đặt tên dự án. Tùy quy mô dự án mà chủ đầu tư đưa ra phương án đặt tên khác nhau. Đối với các chợ hay siêu thị nhỏ phục vụ khách trong nước là chủ yếu thì việc mang tên nước ngoài khó nhớ sẽ lại là bất lợi và phản cảm.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tên nước ngoài là sự lựa chọn bắt buộc của doanh nghiệp khi tiếng Việt không đáp ứng đủ những yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra. Bởi trong tiếng Việt, các từ siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm đôi khi không đủ nói lên đủ tầm cỡ của một trung tâm thương mại. Ngược lại, trong tiếng Anh có các từ như: (Shopping) Mall, Shopping Centre, Plaza, Galleries... thể hiện rõ tầm cỡ, quy mô và đẳng cấp của một trung tâm thương mại. Ngoài ra, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh nhóm khách hàng trong nước, các trung tâm thương mại còn hướng đến đối tượng khách hàng nước ngoài. Cũng theo ông Hiệp, đối với dự án bất động sản, chất lượng của công trình là điều quan trọng nhất. Dự án không đảm bảo thì bất cứ cái tên tây nào cũng khó mà thu hút được khách hàng.

Một quan chức của Bộ Xây dựng cho hay, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với việc đặt tên các dự án bất động sản. Chính điều này dẫn đến việc "loạn" tên, các dự án đua nhau lấy tên ngoại, gây khó nhớ cho khách hàng. Theo vị quan chức này, để dự án đến với đông đảo người dân và thông tin được minh bạch, chủ đầu tư nên lấy tên thuần Việt. "Dự án nên sử dụng tiếng Việt để dễ nhớ và thuận tiện trong quá trình giao dịch. Nếu muốn dùng tên nước ngoài, chủ đầu tư có thể sử dụng song song kèm tên tiếng Việt", vị quan chức nói.

(Theo Vnexpress)

 
div id='ads-left'>